top of page

PHONG CÁCH DẪN NGUỒN (CITATION STYLE)

  • Writer: Hien
    Hien
  • Nov 22, 2020
  • 3 min read

Updated: Sep 29, 2023

Đối với ngành luật, dẫn nguồn trong nghiên cứu học thuật không hoàn toàn giống với dẫn nguồn trong thực hành luật. Bài viết này cung cấp một số cách thức dẫn nguồn có tính tham khảo.

Đính kèm ở đây là Chuẩn dẫn nguồn đề xuất kết hợp giữa OSCOLA và UEL (theo Quyết định số 1587/QĐ-DHKTL)





Dẫn nguồn trong học thuật:

Nhìn chung, chúng ta phải tuân theo quy định của cơ sở đào tạo hoặc nơi xuất bản về cách dẫn nguồn đối với các bài viết học thuật. Ở Việt Nam chưa có các bộ tiêu chuẩn về phong cách dẫn nguồn (citation style) ngoài các quy định khá vắn tắt sẵn có. Người viết thường mày mò, thăm hỏi lẫn nhau khi gặp trường hợp chưa được hướng dẫn, rồi tự quyết định cách làm.

Các phong cách dẫn nguồn phổ biến trong học thuật có thể kể đến: MLA, APA, CMS, Vancouver, Havard… Trong luật học, phong cách Blue Book hay ALWD phổ biến ở Mỹ hay OSCOLA ở Anh, AGLC ở Úc…

Ví dụ sau đây minh hoạ cho một vài phong cách dẫn nguồn thường gặp trong luật học đối với dẫn nguồn là bài viết từ tạp chí chuyên ngành.


Dẫn nguồn có thể được thực hiện: (1) trong văn bản, (2) đánh số, hoặc (3) chú thích. Bài viết học thuật trong nghiên cứu luật thường sử dụng cách chú thích (footnote hoặc endnote). (University of Melbourn, Using Sources and Avoiding of Plagiarism, tại trang 7, tải về tại https://services.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0004/821668/5297-Avoiding-PlagiarismWEB.pdf)


Tham khảo các ví dụ sau về cách dẫn nguồn:




Dẫn nguồn trong thực hành luật:

Dẫn nguồn trong thực hành luật thường được thực hiện ngay trong văn bản và không có phần tài liệu tham khảo cuối cùng. Trong các văn bản ý kiến pháp lý ở các nước Anh, Mỹ, các lập luận, quan điểm được hỗ trợ rất nhiều từ văn bản luật, tiền lệ đến những công trình nghiên cứu được công bố của các học giả dưới dạng sách hoặc bài báo tạp chí.

Ví dụ sau lấy từ bản án Mỹ để chúng ta hình dung được cách họ dẫn nguồn. Kunkel v. Sprague Nat. Bank, 128 F.3d 636 (C.A.8 (Minn.), 1997, tại 641).



Phần tô màu vàng là văn bản luật, màu xanh lá là sách, và màu xanh biển là tiền lệ. Dẫn nguồn trong ví dụ này được thể hiện như một câu trong bài viết, kết thúc bằng dấu chấm. Nếu không quen với cách dẫn nguồn này, chúng ta có cảm giác văn bản bị ngắt quãng, chia cách. Nhưng nếu đã thông thạo và có ý thức về tư liệu thì phần nguồn chính là thông tin quan trọng. Để dẫn nguồn và đọc hiểu dẫn nguồn đòi hỏi người viết hoặc người đọc phải thông thạo rất nhiều kỹ năng cũng như nắm vững các tiêu chuẩn về phong cách dẫn nguồn.


Ngoài cách trên, cũng có những cách dẫn nguồn khác nhìn quen thuộc hơn với chúng ta như ở ví dụ dưới đây (cũng trích tự vụ kiện Kunkel, 128 F.3d, tại 646). Dẫn nguồn được cài vào như một phần của câu văn.



Phần tô vàng là dẫn nguồn được đưa vào câu văn viết. Phần tô xám, toà án vẫn tiếp tục sử dụng cách dẫn nguồn thành câu.

Các ví dụ ở đây cho thấy các trích dẫn và dẫn nguồn đã được sử dụng dày đặc như thế nào với mục đích củng cố cho lập luận của mình và cung cấp thông tin cho người đọc.


Recent Posts

See All
CÁC VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN

Đạo văn, nghĩa là sử dụng câu chữ, thể hiện ý tưởng của người khác mà không ghi nhận lại nguồn gốc của câu chữ hay ý tưởng đó. Các ví dụ...

 
 
 

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

bottom of page