top of page

KIẾN THỨC CHUNG

  • Writer: Hien
    Hien
  • Nov 22, 2020
  • 4 min read

Một trong những nội dung KHÔNG cần phải dẫn nguồn là kiến thức chung. Nhưng xác định đâu là kiến thức chung và đâu là kiến thức phải dẫn nguồn là việc không dễ dàng. Dẫn nguồn khi chúng ta phân vân là giải pháp an toàn. Chúng ta hãy nhớ rằng dẫn nguồn không chỉ để tránh đạo văn, mà còn tìm kiếm sự hỗ trợ cho các lập luận, ý kiến của mình từ các nguồn đáng tin cậy, cũng như cung cấp thông tin cho độc giả tiếp tục theo dõi, tra cứu và kiểm chứng, mặt khác cho thấy sự phát triển trong lĩnh vực chúng ta đang nghiên cứu, bàn luận.

Kiến thức chung trước hết phải là các SỰ KIỆN, không bao giờ là ý kiến, quan điểm hay lập luận, cho dù chúng phát sinh hay dựa trên kiến thức chung đó. Kiến thức chung phải có tính phổ thông, nghĩa là một người ở trình độ trung bình cũng có thể biết hoặc tin vào các thông tin đó mà không cần kiểm tra.

Dưới đây là một số ví dụ trong nghiên cứu luật học:

Ví dụ 1 đưa ra thông tin là sự kiện được biết đến rộng rãi, ít ra là trong phạm vi ngành luật, do đó không cần dẫn nguồn. Ở Ví dụ 2, thông tin vẫn có tính sự kiện, liên quan đến các mốc thời gian, có vẻ như tương tự với Ví dụ 1, tuy nhiên việc dẫn nguồn là cần thiết. Nói chung, đây là thông tin không phổ biến tại Việt Nam, kể cả trong cộng đồng luật học. Có thể thấy mục đích của việc dẫn nguồn trong Ví dụ 2 là để đảm bảo độ tin cậy và khả năng kiểm tra được của thông tin, hơn là để tránh đạo văn.



Ví dụ 3 và 4 là các nhận định về tiền lệ pháp hay án lệ (Lưu ý là tiền lệ pháp và án lệ được Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trích ở đây, sử dụng thay thế cho nhau). Tiền lệ pháp là một khái niệm pháp lý được phân tích trong các giáo trình, công trình nghiên cứu… mà người học luật nào cũng ít nhất một lần học qua hoặc đọc qua. Nhưng khái niệm này không phải là kiến thức chung, vì có nhiều quan điểm và cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.


Ví dụ 3 được viết dựa trên tư liệu gốc là Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Ví dụ 4 trích từ bài viết Tiêu chí nhận dạng và đề xuất xây dựng án lệ (Nguyễn Ngọc Điện, Tiêu chí nhận dạng và đề xuất xây dựng án lệ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 20(408), năm 2017, trang 8).

Hai ví dụ trên cho thấy cùng một khái niệm, các tác giả tiếp cận khác nhau. Do vậy, việc dẫn nguồn là cần thiết. Chúng ta phải chỉ ra nguồn viện dẫn nào làm cơ sở cho lập luận, phê bình hay nghiên cứu của mình. Dẫn nguồn cho thấy tính tin cậy của thông tin và tránh đạo văn. Cụ thể trong trường hợp này, khái niệm tiền lệ pháp hay án lệ không phải là cái mà chúng ta nghĩ ra, xây dựng nên. Ngoài ra, không phải thông tin nào ghi trong giáo trình cũng đều mặc nhiên coi như là kiến thức chung. Chính tính chất của thông tin mới quyết định chúng có phải là kiến thức chung hay không.


Ví dụ 5 và ví dụ 6 minh hoạ cho việc phân biệt sự kiện là kiến thức chung với ý kiến, quan điểm, lập luận… - không được coi là kiến thức chung.


Trong nghiên cứu luật, việc diễn giải luật là kỹ năng cơ bản và phổ biến. Kết quả diễn giải luật đơn giản có thể được xem như kiến thức chung. Ví dụ 5 lấy từ bài Tiêu chí nhận dạng và đề xuất xây dựng án lệ (đã dẫn ở trên). Câu thứ hai trong ví dụ 6 phân tích quy trình hình thành án lệ quy định tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP có nội dung giống như câu thứ hai của Ví dụ 5, nhưng việc dẫn nguồn không cần thiết, vì ở đây là việc trình bày một kiến thức chung. Tuy nhiên câu thứ nhất của Ví dụ 2 nhận định về vai trò của Hội đồng thẩm phán có thể đặt ra nhiều phân vân. Đây không phải là một sự kiện mà là một ý kiến, chắc chắn không phải là kiến thức chung. Tác giả có thể đi đến một kết luận tương tự dựa trên phân tích luật mà không nhất thiết đã tham khảo trước văn bản ở Ví dụ 1. Nếu sau đó phát hiện ra văn bản có cùng nhận định với mình, cách an toàn nhất là dẫn nguồn. Như đã nói, dẫn nguồn là hoạt động văn minh và có trách nhiệm trong học thuật, và dẫn nguồn trong trường hợp cụ thể này có ý nghĩa chỉ ra những ý kiến tương đồng ủng hộ mình và sự đồng thuận về nhận định trong một chủ đề khoa học.


Ví dụ 7 dưới đây là các đoạn viết dựa trên tài liệu phát tay.

Nội dung của cả tài liệu phát tay và các đoạn viết A và B đều là kiến thức chung. Nhưng người viết đoạn A bị coi là đạo văn vì đã chép lại câu chữ của tài liệu phát tay mà không để trong ngoặc kép và không dẫn nguồn. Người viết đoạn B không bị coi là đạo văn vì người này chỉ trình bày lại kiến thức chung. Mặc dù một số cụm từ được lặp lại (gạch dưới) nhưng đây là những cụm từ phổ biến trong ngành luật, nên không được tính là chép lại mà không dẫn nguồn.




Recent Posts

See All
CÁC VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN

Đạo văn, nghĩa là sử dụng câu chữ, thể hiện ý tưởng của người khác mà không ghi nhận lại nguồn gốc của câu chữ hay ý tưởng đó. Các ví dụ...

 
 
 

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

bottom of page