top of page

TRÍCH DẪN NHƯ THẾ NÀO?

  • Writer: Hien
    Hien
  • Nov 22, 2020
  • 3 min read

Có các cách trích dẫn ý kiến, quan điểm, kết quả nghiên cứu... đã được công bố trước đó như sau: trích nguyên văn, diễn giải và tóm tắt. Cho dù trích dẫn như thế nào. thì việc dẫn nguồn là yêu cầu bắt buộc.

Khi nào trích nguyên văn?

Trích nguyên văn là việc giữ nguyên câu chữ, lời lẽ của người khác và thường đặt chúng trong ngoặc kép. Nhìn chung, trích nguyên văn không được khuyến khích nhiều. Sử dụng lời lẽ, cách diễn đạt của người khác nhiều quá sẽ làm mất đi tính nguyên gốc của nghiên cứu. Tuy nhiên, trích nguyên văn hữu dụng trong một số trường hợp:

- Khi diễn giải hoặc tóm tắt không thể hiện chính xác và hay hơn ý tưởng chúng ta cần trích dẫn;

- Khi ngôn ngữ hoặc cách diễn đạt của trích dẫn có tính kỹ thuật, đặc biệt, độc nhất, hoặc chính là điểm chúng ta cần dùng để hỗ trợ cho lập luận của mình hoặc muốn phê phán điểm đó.

Thực tế, trong luật học, trích nguyên văn thường sử dụng đối với điều luật hoặc câu chữ, đoạn văn trong bản án do tính chính xác được đề cao đối với loại nguồn trích dẫn này.

Khi nào diễn giải?

Diễn giải là việc diễn đạt lại ý tưởng của người khác bằng câu chữ, lời lẽ, cách hành văn và bố cục của chính mình. Diễn giải được khuyến khích sử dụng vì người viết thể hiện sự lĩnh hội, hiểu biết của mình đối với cái cần trích dẫn, chuyển hoá nó thành kiến thức của mình, và sử dụng nó cho nghiên cứu với chủ đích rõ ràng.

Khi nào tóm tắt?

Tóm tắt được dùng để nêu các điểm chính của trích dẫn khi trích dẫn quá dài. Kỹ thuật diễn giải cũng sử dụng để tóm tắt. Cũng giống như diễn giải, tóm tắt được thực hiện bằng lời văn của người viết và tất nhiên đòi hỏi sự hiểu biết đối với cái cần trích dẫn.

Ví dụ:

Đoạn văn dưới đây lấy từ bản án Kunkel v. Sprague Nat. Bank, 128 F.3d 636 (C.A.8 (Minn.), 1997, tại 641 và được dịch sang tiếng Việt (xem bản tiếng Anh ở bài https://www.trinhhien.com/post/phong-cách-dẫn-nguồn-citation-style ). Tác giả đã vận dụng tất cả kỹ thuật trích dẫn trong một đoạn viết ngắn.



Đoạn thứ nhất, có nguồn từ một văn bản luật Kan. Stat. Ann. § 84-9-203(1). Xem bản tiếng Anh tại http://www.ksrevisor.org/statutes/chapters/ch84/084_009_0203.html.


Điểm (b) của điều luật trên đã được diễn đạt bằng ngôn ngữ của tác giả, trừ phần được đặt trong ngoặc kép lấy nguyên văn cụm từ của điểm (b)(2) “người mắc nợ có các quyền với tài sản bảo đảm". Như chúng ta thấy, đây là câu hỏi pháp lý mà toà án phải giải quyết nên việc dẫn nguyên văn có ý nhấn mạnh tới tầm quan trọng của quy phạm. Mặt khác, quy phạm này được diễn đạt ngắn gọn và đơn giản nên việc diễn giải lại sẽ không đạt được độ chính xác.

Đoạn thứ hai có nguồn chủ yếu từ sách The Law of Secured Transactions Under the Uniform Commercial Code của B. Clark. Đoạn văn được tham khảo có nội dung như sau (bản dịch):


Đoạn tô đậm trong văn bản gốc được trích nguyên văn. Toàn bộ phần còn lại được tóm tắt bằng một câu: “Tuy nhiên cũng phải khẳng định là “các quyền với tài sản bảo đảm” có thể là một quyền lợi kém hơn quyền sở hữu tuyệt đối, nhưng phải nhiều hơn quyền chiếm hữu đơn thuần.” Lưu ý là đoạn tóm tắt này không chỉ có nguồn từ B. Clark mà còn từ 4 J. White & R. Summers trong một quyển sách khác. Kiểu dẫn nguồn này còn gọi là dẫn nguồn chuỗi. Đối với nguồn của 4 J. White & R. Summers, tác giả còn chú thích ngay bên cạnh bằng một trích dẫn nguyên văn mà tác giả cho là quan trọng và có liên quan, được đặt trong ngoặc đơn.

Những bài tiếp theo sẽ bàn tiếp về các kỹ thuật và yêu cầu cụ thể của các kiểu trích dẫn.




Recent Posts

See All
CÁC VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN

Đạo văn, nghĩa là sử dụng câu chữ, thể hiện ý tưởng của người khác mà không ghi nhận lại nguồn gốc của câu chữ hay ý tưởng đó. Các ví dụ...

 
 
 

Comments


Join my mailing list

Thanks for submitting!

bottom of page