CÁC VÍ DỤ VỀ ĐẠO VĂN
- Hien
- Nov 22, 2020
- 2 min read
Updated: Apr 24, 2024
Đạo văn, nghĩa là sử dụng câu chữ, thể hiện ý tưởng của người khác mà không ghi nhận lại nguồn gốc của câu chữ hay ý tưởng đó.
Các ví dụ sau đây làm sáng tỏ hơn thế nào là đạo văn. Văn bản gốc lấy từ sách Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, do nhà xuất bản Tư Pháp xuất bản năm 2017.
VÍ DỤ 1:

Văn bản 1 đạo văn. Cho dù một số từ ngữ được thay thế, rút ngắn, cách hành văn, bố cục, các cụm từ ngữ đã được chép lại nguyên văn (phần được tô đậm). Tác giả đã không đặt các cụm từ chép nguyên văn trong ngoặc kép và không dẫn nguồn.
VÍ DỤ 2:

Văn bản 2 cho dù có dẫn nguồn, nhưng cũng như văn bản 1, phần tô đậm là phần đã được chép lại nguyên văn từ văn bản gốc và không để trong ngoặc kép. Văn bản 2 cũng là trường hợp đạo văn.
VÍ DỤ 3:

Văn bản 3 có dẫn nguồn, nhưng cũng như văn bản 1 và văn bản 2, một số lượng đáng kể câu chữ được chép nguyên văn từ văn bản gốc mà không đặt trong ngoặc kép. Việc thay đổi kết cấu đoạn văn không làm thay đổi bản chất đạo văn.
VÍ DỤ 4:

Văn bản 4 đã diễn giải lại nội dung của văn bản gốc bằng lối hành văn và câu chữ riêng biệt của tác giả. Đây là cách diễn giải chấp nhận được, CHO THẤY TÁC GIẢ ĐÃ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN GỐC, nhưng văn bản 4 vẫn đạo văn do tác giả không dẫn nguồn.
VÍ DỤ 5:

Văn bản 5 giống hệt văn bản 4, chỉ khác là tác giả có dẫn nguồn. Văn bản 5 KHÔNG bị coi là đạo văn mặc dù tác giả có nhắc lại một số cụm từ (được gạch dưới) từ văn bản gốc. Những cụm từ này là từ ngữ chung thường dùng trong ngành luật.
Commentaires